Việc bằng cách nào mà một số loài khủng long lại có chiều cao khủng khiếp (gần 30m) vẫn là một bí ẩn làm đau đầu giới khoa học. Theo như giả thuyết của một nghiên cứu mới nhất, đấy là do cặp phổi đủ khỏe, sự hô hấp hiệu quả và đặc tính đẻ trứng thay vì sinh con, đã giúp cho khủng long có được lợi thế về tăng trưởng so với các loài động vật khác trên mặt đất.
Ăn nhiều, đi ít
Ở nhiều loài, một phần khung xương của chúng có chứa cả không khí, và phổi của chúng cũng hô hấp giống như chim hơn là bò sát. Những tính năng này giúp khủng long tì trọng lượng quá khổ của mình lên mặt đất dễ dàng hơn, đồng thời hô hấp và trao đổi nhiệt với môi trường hiệu quả hơn các loài động có vú.
Bên cạnh đó, do động vật cỡ lớn có thể đẻ được nhiều trứng hơn và sinh sản nhanh hơn nên việc sở hữu kích cỡ khổng lồ còn mang đến cho khủng long ưu thế về sinh sản.
Ảnh minh họa nguồn internet
Còn theo Giáo sư động vật học Brian McNab của Đại học Florida thì những con khủng long to nhất “ăn thường xuyên, ít di chuyển”. Chúng dành gần như cả ngày cho việc ăn.Thế nhưng nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy phần đầu nếu so với thân là rất bé. Nói cách khác, khủng long rất lười nhai mà thường nuốt chửng con mồi vào trong dạ dày.
Không phải do tiến hóa
Tuy nhiên, nghiên cứu này lại phủ nhận một học thuyết quen thuộc rằng động vật có xu hướng to dần lên trong quá trình tiến hóa. Đúng là một số loài có lớn hơn sau vài thế hệ, nhưng đó không phải là tất cả.
“Nhiều loài vẫn khá nhỏ, một số thậm chí còn bé dần đi”, chuyên gia Roger Benson, đồng tác giả của nghiên cứu chia sẻ trên LiveScience.
“Mặc dù những loài bò sát giống với động vật có vú thường nhỏ, còn khủng long nói chung là to lớn, nhưng kết quả nghiên cứu cho thấy, đó không phải là xu hướng tiến hóa. Thay vào đó, những loài bò sát giống động vật có vú cỡ lớn bị tuyệt chủng dần”.
Theo ông Benson, pterosaur, một loài bò sát biết bay, chính là thí dụ điển hình của việc duy trì kích cỡ khiêm tốn để dễ tồn tại hơn. Ngoài ra còn có loài khủng long Heterodontosaurus và những quái vật săn mồi cỡ nhỏ như khủng long Coelophysis.