Ca Trù Việt Nam - Tinh hoa văn hoá Việt mang tầm nhân loại

Đăng bởi Lan Anh

21/10/2020 11:00

Ca Trù Việt Nam (Nôm: 歌籌), còn gọi nôm na là Hát cô đầu, Hát nhà trò là loại hình diễn xướng bằng âm giai nhạc thính phòng rất thịnh hành tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam.

Ca Trù Việt Nam thịnh hành từ thế kỷ 15, từng là loại ca trong cung đình và được giới quý tộc và trí thức yêu thích. Ca Trù Việt Nam là một sự phối hợp nhuần nhuyễn và đỉnh cao giữa thi ca và âm nhạc.

Ca Trù Việt Nam trong bề dày lịch sử văn hoá Việt

Xuất hiện sơ khai vào đầu thế kỷ 11, bắt đầu thịnh hành trong nước từ thế kỷ 15 nhưng đến nửa cuối thế kỷ 20, Ca Trù Việt Nam mới được thế giới biết đến lần đầu tiên qua tiếng hát của nghệ nhân Quách Thị Hồ (1909 – 2001).

Dần dần sau đó, Ca Trù Việt Nam còn được nhiều nhạc sĩ, nhạc học gia nước ngoài theo học, tìm hiểu, nghiên cứu và giới thiệu tại nhiều trường đại học nổi tiếng trên thế giới.

Trải qua quá trình phát triển thăng trầm cùng với những biến cố của lịch sử, cho tới nay, Ca Trù Việt Nam đã đạt đến trình độ thẩm mỹ cao, khẳng định được vị trí quan trọng không chỉ của Việt Nam mà còn của cả nhân loại.

Ca Trù Việt Nam là dạng nghệ thuật biểu diễn dùng nhiều thể văn chương như: phú, truyện, ngâm, nhưng thể văn chương phổ biến nhất là hát nói và hát kể. Hát nói xuất hiện sớm nhưng phải đợi đến đầu thế kỷ 19 mới có những tác phẩm lưu truyền đến nay như các tác phẩm của Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát... Nguồn gốc của thể Hát nói trong văn chương Việt Nam được giải thích bằng nhiều nguyên nhân.

Hát nói là sự phàm tục hoá những thể thánh ca. Trước khi có Hát nói, ở Việt Nam đã có những bài hát xoan, hát cửa đền, cửa chùa, những bài thét nhạc. Những thể ca trong các dịp tế lễ đó chuyển dần công dụng và được các tao nhân, mặc khách tổ chức ngay trong những cuộc giải trí riêng của họ. Các bài hát ả đào bắt đầu từ đó.

Hát nói là sự cụ thể hoá ảnh hưởng của tư tưởng Lão–Trang. Xưa kia, văn chương Việt Nam về nội dung phải gò bó trong những tư tưởng Khổng Mạnh, về hình thức phải đem theo những quy luật khắt khe, những lối diễn tả nhất định.

Cuối thế kỷ thứ 18, do hoàn cảnh rối ren trong xã hội, tư tưởng Lão-Trang có cơ hội bành trướng và hát nói chính là sáng tạo của các nhà nho phóng khoáng, thích tự do, ở đấy họ có thể gửi gấm những tư tưởng, cảm xúc vượt ra ngoài khuôn phép với cách diễn đạt cởi mở, rộng rãi hơn.

Hát nói là biến thể của song thất lục bát. Các nhà viết sách thời xưa cho rằng Hát nói là một hình thức biến đổi của thể ngâm Song thất lục bát: Trong hát nói có Mưỡu là những câu thơ lục bát, nhiều câu 7 chữ có vần bằng, vần trắc, có cước vận, yêu vận.

Nhưng khi đã phát triển, Hát nói là một thể tài hỗn hợp gồm: thơ, phú, lục bát, song thất, tứ tự, nói lối,... Trong lối Hát Ca Trù Việt Nam có nhiều loại như: Dâng hương, Giáo trống, Gủi thư, Thét nhạc thì Hát nói là lối thông dụng và có tính văn chương lý thú nhất.

Doodle của ngày hôm nay, được minh họa bởi nghệ sĩ khách Xuan Le, để tưởng niệm những người sáng lập của Ca Trù Việt Nam, một thời gian để tôn vinh thể loại này được coi là hình thức âm nhạc truyền thống được tôn sùng nhất của Việt Nam.

Ca Trù Việt Nam - Di sản Văn hóa Phi vật thể của nhân loại

Ca Trù Việt Nam đã trải qua một quá trình phát triển ít nhất từ thế kỷ 15 đến nay, được biểu diễn trong không gian văn hóa đa dạng gắn liền, ở nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau.

Trong đó, Ca Trù Việt Nam thể hiện một ý thức về bản sắc và sự kế tục trong nghệ thuật biểu diễn, có tính sáng tạo, được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua các tổ chức giáo phường.

Những giáo phường này đã duy trì các cộng đồng có quan hệ mật thiết, tạo nên nét đặc trưng cho Ca Trù Việt Nam. Mặc dù trải qua nhiều biến động lịch sử, xã hội nhưng Ca Trù Việt Nam vẫn có một sức sống riêng bởi giá trị nghệ thuật độc đáo của nó đối với văn hóa Việt Nam.

Ca Trù Việt Nam độc đáo ở không gian nghệ thuật riêng, nhạc cụ và thể thơ riêng biệt. Theo các nghệ nhân dân gian, có rất nhiều thể thức hoặc giai điệu khác nhau, mỗi loại này được gọi là thể cách. Kỹ thuật hát rất tinh tế, công phu.

Từ Ca Trù Việt Nam, một thể thơ độc đáo đã ra đời và có vị trí sáng giá trong dòng văn học chữ Nôm của dân tộc, đó là thể hát nói với hàng nghìn bài thơ chữ Nôm chứa đựng rất nhiều tâm trạng và biến thái tinh tế của tâm hồn Việt Nam qua nhiều thế kỷ.

Về âm nhạc, ba loại nhạc cụ là đàn đáy, phách và trống, trải qua quá trình sử dụng lâu dài đã trở nên những nhạc khí đặc trưng của Ca Trù Việt Nam, góp phần đưa loại hình nghệ thuật này trở thành một thể loại thanh nhạc kinh điển của Việt Nam.

Trên thế giới, ít có một bộ môn nghệ thuật nào mà chỉ có ba người cùng với nhạc cụ đàn đáy, cỗ phách, trống chầu phối hợp lại mà thành cả thơ, nhạc, tiết tấu, thể điệu… làm mê hoặc lòng người như Ca Trù Việt Nam.

Mặc dù Việt Nam đã có nhiều cố gắng và có sự hỗ trợ của một số tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ Ca Trù Việt Nam song sức sống của Ca Trù Việt Nam hiện nay vẫn chưa phải ở mức cao và vẫn cần phải được bảo vệ hơn nữa để tăng khả năng tồn tại và phát triển.

Việc duy trì thường xuyên các buổi biểu diễn Ca Trù Việt Nam tại các Câu lạc bộ và nâng cao chất lượng nghệ thuật của loại hình này là vấn đề đặt ra đối với công việc bảo vệ Ca Trù Việt Nam.

Lan Anh
Bạn đang đọc bài viết "Ca Trù Việt Nam - Tinh hoa văn hoá Việt mang tầm nhân loại" tại chuyên mục Văn hóa - Thể Thao. Cảm ơn bạn đã tìm hiểu những thông tin tham khảo về: Tin tức hoạt động của Công ty Cổ phần Truyền thông Pháp luật và Thời đại và sản phẩm dịch vụ do Công ty phối hợp với đối tác, khách hàng giới thiệu và trên Website http://phapluatvathoidai.vn/ theo ĐKKD số 0108933403 ngày 04/03/2020 của Sở KH&ĐT Hà Nôi và Quy định tại Khoản 3, Điều 20, Nghị định số 72/2013/NĐ - CP ngày 15/07/2013 của Chính phủ.