Bệnh tiểu đường
Ảnh minh họa nguồn internet
Bệnh tiểu đường tuýp 2 được đặc trưng bởi tình trạng kháng insulin và tăng glucose máu. Bệnh tiểu đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, bệnh thận và bệnh về mắt. Một trong những đăc điểm của người bệnh TDT2 đó là sự thiếu hụt vitamin, đặc biệt vitamin C, vitamin B6 và khoáng chất.
Vai trò của Vitamin và Khoáng chất đối với người TĐT2
Ảnh minh họa nguồn internet
Vitamin
Vitamin C là một dưỡng chất thiết yếu, xúc tác quá trình sản xuất collagen, giúp tăng độ đàn hồi của thành mạch máu, tăng cường độ bền của thành mạch. Vitamin C còn là một chất chống oxi hóa mạnh, giúp trung hòa, loại bỏ các gốc tự do có hại, hay những yếu tố gây bệnh. Ngoài ra, Vitamin C là cần thiết cho việc tổng hợp các hormone adrenaline và nor-adrenaline.
Thiếu hụt vitamin C ở người mắc tiểu đường tuýp 2 gây ra cảm giác lo lắng, căng thẳng hoặc trầm cảm, thậm chí còn các tế bào và DNA bị tổn thương.
Vitamin C giúp bảo vệ tế bào cơ thể, hỗ trợ ngăn chặn sự phát triển của những căn bệnh do tình trạng stress oxy, hỗ trợ ngăn ngừa tổn thương mạch máu do tiểu đường hoặc rối loạn chức năng nội mô.
Bên cạnh Vitamin C, Vitamin B6 giúp duy trì chức năng thần kinh, chức năng gan, trao đổi chất, tăng cường năng lượng của người tiểu đường tuýp 2. Vitamin B6 giúp bảo vệ tim mạch, duy trì sự ổn định của chức năng não, chống stress và tăng cường hệ miễn dịch. Vitamin B6 làm giảm lượng cholesterol trong máu ở người bị xơ vữa động mạch. Thiếu hụt Vitamin B6 ở người tiểu đường làm tăng nguy cơ biến chứng thần kinh.
Khoáng chất
Kẽm có vai trò quan trọng với hệ miễn dịch vì nó giúp kích thích sự phát triển các tế bào lympho B và tạo nên một hệ thống phòng thủ giúp cơ thể tăng cường đề kháng và chống lại nhiễm trùng. Ở người tiểu đường tuýp 2, do mạch máu luôn có sự hiện diện của glucose, làm ảnh hưởng đến chức năng của các tế bào thành mạch, về lâu dài, thành mạch trở nên yếu đi, rất dễ bị tổn thương làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
So với người khỏe mạnh thì người bệnh tiểu đường có nồng độ Kẽm trung bình trong huyết thanh thấp hơn đáng kể.
Ảnh minh họa nguồn internet
Ở người mắc bệnh tiểu đường, thiếu kẽm gây giảm khả năng miễn dịch. Hàm lượng kẽm thấp còn làm suy giảm hoạt động của hệ thống phòng thủ chống oxy hóa, khiến gan dễ bị tổn thương.
Ở người mắc tiểu đường, kẽm tham gia vào quá trình chuyển hóa đường, và đóng vai trò giống như một chất xúc tác tự nhiên cho việc bài tiết insulin, giúp người bệnh giảm glucose máu. Ngoài ra, kẽm tập trung nhiều ở hệ thần kinh trung ương, chiếm khoảng 1,5% tổng lượng kẽm trong toàn bộ cơ thể, do vậy việc bổ sung kẽm góp phần cải thiện vận tốc dẫn truyền thần kinh ở người mắc tiểu đường tuýp 2. Nhờ đó giúp làm giảm các biến chứng thần kinh ở người bệnh tiểu đường.