Bước chân bền vững trong “Hành trình lan tỏa ước mơ” của AB InBev Việt Nam

Đăng bởi Thanh Lợi

17/11/2020 17:10

Nhận thức được tầm quan trọng của kinh tế tuần hoàn, gần đây nhiều doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) như AB InBev Việt Nam đã định hướng mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hướng tới sự phát triển bền vững, nhằm đảm bảo tăng trưởng trong dài hạn và nâng cao trách nhiệm với cộng đồng

Phát triển bền vững - xu thế tất yếu

Năm 2020 đại dịch Covid bùng phát và lan rộng toàn cầu đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của nền kinh tế thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Với Việt Nam, chúng ta không chỉ chịu tác động của dịch Covid mà gần đây tình trạng thiên tai, lũ lụt đã diễn ra với mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn.

Theo đó, ở vùng đồng bằng sông Cửu Long vào hồi đầu năm nay đã chịu ảnh hưởng của hạn mặn khiến hàng vạn hộ dân bị thiệt hại hoa màu, cây trái. Gần đây nhất, ở các tỉnh miền Trung lũ lụt liên tục xảy ra, gây sạt lở đất, thiệt hại nặng cả về người và của. Trong bối cảnh đó, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam phải cấp bách ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua chiến lược phát triển kinh tế tuần hoàn. Từ đó vừa giải quyết những thách thức ô nhiễm môi trường, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, lại vừa giảm thiểu khai thác tài nguyên thiên nhiên, tận dụng tối đa giá trị tài nguyên.

Thực tế việc phát triển kinh tế tuần hoàn đã được Chính phủ đưa vào “Chương trình hành động quốc gia” và hiện tại những mục tiêu trên đã được lồng ghép tất cả các chiến lược phát triển kinh tế-xã hội cũng như trong kế hoạch 5 năm tới, dự kiến sẽ trình thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ 13.

1125-ab-inbev-vnbrewery

Ảnh minh họa nguồn internet

 

AB InBev - thúc đẩy phát triển bền vững qua những hành động thiết thực

Theo các chuyên gia, tất cả những chiến lược nói trên được Chính phủ đưa ra nhằm hướng tới phát triển kinh tế tuần hoàn cho Việt Nam. Riêng với cộng đồng từng doanh nghiệp (DN) đã định hướng mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hướng tới sự phát triển bền vững, nhằm đảm bảo tăng trưởng trong dài hạn và nâng cao uy tín thương hiệu, điển hình như Anheuser-Busch InBev Việt Nam. Năm 2015, để nối tiếp hành trình lan toả ước mơ “Kết nối mọi người vì một thế giới tốt đẹp hơn”, Anheuser-Busch InBev đã chính thức khánh thành nhà máy sản xuất bia tại Việt Nam. Và tại Việt Nam, AB InBev vẫn đặt trọng tâm phát triển theo 4 yếu tố mà Anheuser-Busch InBev toàn cầu đã định ra: bao bì đóng gói, nền nông nghiệp mới, khí hậu và nước.

Trong đó, về bao bì đóng gói - AB InBev đang hướng tới chu trình tuần hoàn để giảm thiểu các chất thải ra môi trường. Vì thế sản phẩm sẽ được đóng gói trong các loại bao bì tái sử dụng hoặc được sản xuất phần lớn từ các thành phần tái chế. Trách nhiệm của AB InBev sẽ được tính đến ngụm bia cuối cùng mà người tiêu dùng sử dụng. Về nông nghiệp - AB InBev đang hỗ trợ gần 50.000 hộ nông dân trên khắp 5 châu tiếp cận được các công nghệ và kỹ năng tiên tiến, nguồn tài chính tốt để họ có thể trồng nên những nguyên vật liệu tốt nhất cho sản phẩm bia của mình. Về nước, do là thành phần nguyên liệu số 1 trong việc nấu bia nên AB InBev luôn ý thức được phải cải thiện việc tiếp cận và bảo vệ nguồn nước trong cộng đồng. Cuối cùng về khí hậu - AB InBev đặt mục tiêu đến năm 2025, 100% lượng điện tiêu thụ của nhà máy AB InBev sẽ đến từ nguồn năng lượng tái tạo.

Tính trong năm 2019, AB InBev khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã đạt được những thành tích phát triển bền vững đáng kể: Về khí hậu, AB Inbev đã đầu tư vào một số dự án sử dụng 100% năng lượng điện tái tạo như: Trang trại điện mặt trời tại SPR Ấn Độ và đã lắp các tấm pin năng lượng điện mặt trời tại 9 nhà máy bia (6 ở Trung Quốc, 2 ở Việt Nam và 1 ở Ấn Độ); Đáng chú ý, 56% sản lượng bia bán ra đã sử dụng các loại bao bì tái sử dụng và 46% bao bì được sản xuất phần lớn từ các thành phần tái chế; Riêng hỗ trợ nông dân - có 22% nông dân làm việc trực tiếp cho AB InBev “được trang bị kỹ năng” và 53% “được tiếp cận thông tin” và 29% “được trao quyền tài chính”; Đặc biệt, AB InBev đã đảm bảo nguồn nước và chất lượng cho cả nhà máy bia và cộng đồng: 100% các trang web tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã tiến hành các hoạt động tiếp cận các địa phương, xác định các giải pháp về nước cho người dân cụ thể và phù hợp.

1014-ab-inbev-x-lyld-bd

Ảnh nguồn internet

 

Tại Việt Nam, cùng với hệ thống nhà máy Anheuser-Busch InBev toàn cầu, Nhà máy Anheuser-Busch InBev Việt Nam đã tăng lượng vật liệu tái chế trong bao bì, góp phần tăng tỷ lệ tái chế trên khắp thế giới thông qua việc thu hồi và tái sử dụng vật liệu, đồng thời giáo dục người tiêu dùng về tầm quan trọng của tái chế. Đối với mục tiêu liên quan đến chống biến đổi khí hậu toàn cầu, từ năm 2019, Nhà máy bia Anheuser-Busch InBev Việt Nam ở Khu công nghiệp VSIP II-A và Nhà máy bia Mỹ Phước tại tỉnh Bình Dương đã lắp đặt tấm năng lượng tích trữ năng lượng mặt trời chuyển hoá thành điện năng nhằm đóng góp tích cực đối với môi trường, giảm thiểu sản xuất carbon, bằng cách áp dụng các phương thức ổn định trong sản xuất. Vừa qua, Công ty Anheuser- Busch tự hào vì được vinh danh vào Sách xanh Bình Dương 2020 và được nhận Bằng khen của UBND tỉnh này.

Chia sẻ về kế hoạch phát triển bền vững tại Việt Nam trong thời gian sắp tới, ông Trương Văn Toàn - Giám đốc Pháp lý, Đối ngoại và Truyền thông Khu vực Đông Nam Á - cho biết: “Hệ thống pin năng lượng điện mặt trời được lắp đặt ở hai nhà máy bia Anheuser-Busch InBev tại Bình Dương là một trong những “bước đi bền vững” quan trọng trong hành trình phát triển bền vững của Anheuser-Busch InBev tại Việt Nam. Mục tiêu đến năm 2021, sử dụng năng lượng điện tích trữ chuyển hoá từ năng lượng mặt trời chiếm ít nhất 30% nhu cầu sử dụng điện của toàn nhà máy, tiến tới đảm bảo 100% điện cung ứng cho nhà máy được chuyển hóa từ những nguồn năng lượng tái tạo vào năm 2025. Và cam kết sử dụng nguồn năng lượng tái tạo này tại Việt Nam liên tục trong ít nhất 20 năm nữa.”

Không chỉ vậy, trong hành trình lan tỏa ước mơ, AB InBev Việt Nam còn thực hiện nhiều hoạt động vì cộng đồng. Gần đây nhất, khi đại dịch Covid-19 bùng phát, công ty đã đóng góp 250.000 lon nước uống tinh khiết được AB InBev tự sản xuất độc quyền để giúp đỡ cho khu cách ly tại Quảng Ninh và Hồ Chí Minh. Ngoài ra, tập thể nhân viên AB InBev Việt Nam cùng công đoàn đã hưởng ứng thư kêu gọi giúp đỡ đồng bào vùng lũ của Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương với số tiền quyên góp và ủng hộ 150 triệu đồng.

“AB InBev sẽ tiếp tục những cam kết lâu dài tại Việt Nam trong hành trình bền vững lan tỏa ước mơ “Kết nối mọi người vì một thế giới tốt đẹp hơn” từ Việt Nam đến khắp Đông Nam Á” - đại diện của AB InBev Việt Nam nhấn mạnh.

Kinh tế tuần hoàn là một mô hình các hoạt động thiết kế, sản xuất và dịch vụ được thực hiện với 2 mục mục tiêu chính là ứng phó với sự cạn kiệt của tài nguyên đầu vào và tình trạng ô nhiễm môi trường trong phát triển ở đầu ra. Nhờ tính ưu việt này của kinh tế tuần hoàn, những tác động tiêu cực đến môi trường được giảm thiểu. Ước tính, kinh tế tuần hoàn giúp thế giới có thể tiết kiệm 4.500 tỷ USD và tạo ra hàng triệu việc làm cho nền kinh tế toàn cầu vào năm 2030, riêng châu Âu có thể tiết kiệm 600 tỷ EUR (khoảng 660 tỷ USD) mỗi năm. Tính đến cuối năm 2018, đã có 34 quốc gia trên thế giới có bước tiến đầu tiên về luật pháp và chính sách thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.

Thanh Lợi
Nguồn congthuong.vn
Bạn đang đọc bài viết "Bước chân bền vững trong “Hành trình lan tỏa ước mơ” của AB InBev Việt Nam" tại chuyên mục Doanh nghiệp. Cảm ơn bạn đã tìm hiểu những thông tin tham khảo về: Tin tức hoạt động của Công ty Cổ phần Truyền thông Pháp luật và Thời đại và sản phẩm dịch vụ do Công ty phối hợp với đối tác, khách hàng giới thiệu và trên Website http://phapluatvathoidai.vn/ theo ĐKKD số 0108933403 ngày 04/03/2020 của Sở KH&ĐT Hà Nôi và Quy định tại Khoản 3, Điều 20, Nghị định số 72/2013/NĐ - CP ngày 15/07/2013 của Chính phủ.