Các loại lan rừng quý hiếm và thường gặp

Đăng bởi Thu Trang

20/10/2020 23:21

Các loại lan rừng quý hiếm và thường gặp là những loại nào không phải người chơi lan nào cũng biết được hết. Bài viết này sẽ giới thiệu một số loài lan rừng quý hiếm và thường gặp nhất hiện nay. Tham khảo ngay sau đây nhé!

Các loại lan rừng phổ biến ở Việt Nam

Ở nước ta có nhiều loại lan rừng khác nhau, sau đây là những loại phổ biến nhất:

Phong lan đơn thân

Thường bám trên vách đá hoặc thân cây và thân phát triển dài theo một trục. Được phân bố phổ biến ở vùng núi thấp hoặc cao trung bình, rất dễ trồng và ra hoa, hợp với khí hậu miền Bắc. Có 2 dạng:

Lan có thân vươn dài và rễ khí, cây lớn

Chi Lan Giáng hương (Aerides) có kích thước lớn, hoa chùm, màu sắc tươi và có mùi thơm.

  • Lan Giáng hương thơm (Aerides odorata) hay Quế lan hương. Hoa màu vàng, ở Việt Nam còn có thêm hai màu khác là trắng và hồng nhạn.
  • Lan Giáng hương Quế nâu (Aerdes houlletiana) hay Tam bảo sắc. Hoa lớn, cụm rủ xuống và xếp dày. Có màu vàng cam, nâu nhạt và đầu cánh màu tím.
  • Lan Giáng hương nhiều hoa (Aerides multiflora) còn được gọi là lan Đuôi cáo. Thân ngắn, mập, lá dải, hoa nhỏ, xếp thành bông dài, có màu trắng điểm thêm đốm tím ở đỉnh và gốc hoa.

các loại lan thường gặp

Lan giáng hương

Chi lan Van đa (Vanda) hoa lớn, màu sắc đậm, có mùi thơm và rất bền, gồm:

Lan Van đa Chanh (Vanda fuscoviridis) có hoa lớn, xếp thưa, cụm hoa dài khoảng 10 – 15cm. Màu vàng nâu và mép có màu viền vàng chanh.

Lan Chi Ngọc điểm (Rhynchostylis) có màu sắc tươi tắn, xếp thành bông dày, mùi thơm nhè nhẹ. Gồm: Lan Ngọc điểm Đai châu (Rhynchostylis gigantea), Lan Ngọc điểm Hải âu (Rhynchostylis coellestis), Ngọc điểm Đuôi sóc (Rh.retuasa).

Chi Lan Cẩm báo (Hygrochlus) chỉ có một loài duy nhất là lan Cẩm báo (Hygrochilus parishii).

Chi Lan Phượng vĩ (Renanthera) đơn thân, lá ngắn, xếp thưa, hoa chùm màu đỏ, vàng rực rỡ. Gồm: Lan Phượng vĩ Bắc (Renanthera cocinea), Lan Phượng vĩ Trung (R. annamensis) và Lan Phượng vĩ Nam (R. imschootiana).

Chi Lan Hoàng yến (Ascocentrum) có chùm đứng, hoa xếp sát nhau với màu sắc bắt mắt, tươi tắn. Gồm lan Hoàng yến cam (Ascocentrum garayi = A. miniatum).

các loại lan thường gặp

Lan hoàng yến

Lan có thân ngắn, rễ chùm

Thuộc các loại lan phổ biến ở Việt Nam, loại này đơn thân ngắn, mọc thành chùm ở gốc cây. Gồm các loài:

Lan Tóc tiên Bắc (Holcoglossum lingulatum) cụm hoa đứng, màu trắng, cánh môi có thùy màu đỏ tím. Hoa lớn và có mùi thơm. Bao gồm chi Lan Hồ điệp (Phalaenopsis), tiêu biểu là Lan Hồ điệp Ẩn (Phalaenopsis mannii).

Phong lan đa thân

Đây là một loài lan phổ biến, có trục phát triển theo chiều ngang, các chồi nảy lên tạo thành nhiều thân. Những thân này được gọi là củ giả hoặc giả hành. Bao gồm:

Chi Lan Hoàng thảo (Dendrobium) ở nước ta có đến 107 loài hoàng thảo. Những loài phổ biến hơn cả là:

Nhóm Lan Hoàng thảo (Dendrobium)

Chủ yếu là Lan Hoàng thảo dẹt (Dendrobium nobile), Lan Hoàng thảo long nhãn (Dendrobium fimbriatum), Lan Hoàng thảo giả hạc (Dendrobium anosmum = D. superbum) và Lan Hoàng thảo tua (Dendrobium harveyanum).

Ngoài ra còn một số loài đáng chú ý như: Hoàng thảo đơn cam (D. unicum), Hoàng thảo hoa vàng hay Phi điệp vàng (D. chrysanthum), Hoàng thảo tam bảo sắc (D. devonianum), Hoàng thảo u lồi (D. Pundulum).

các loại lan thường gặp

Lan Phi điệp vàng

Nhóm Lan Kiều (Chrysotxae)

Có các giả hành mập và ngắn, lá bẹ rất ngắn, tập trung ở ngọn và không rụng vào mùi đông. Hoa chùm dài, ở đần đỉnh, có nhiều hoa lớn.

Các loài đặc trưng như:

  • Lan Hoàng thảo vảy rồng (Dendrobium lindleyi). Loài này hoa lớn, có màu vàng tươi, cánh môi vàng điểm đốm vàng đậm, mép hoa hơi nhăn nheo.
  • Lan Hoàng thảo duyên dáng (Dendrobium amabile) còn gọi là Kiều tím. Hoa xếm thưa thành cụm buông xuống, dài đến 30cm. Hoa có màu hồng nhạt, cánh môi có đóm vàng cam và mép hoa có lông.
  • Lan Hoàng thảo thủy tiên vàng (Dendrobium palpebrae) hay hoàng thảo mỡ gà, hàng lạp. Hoa có màu vàng tươi và bóng. Cánh môi có đốm vàng đậm và mép hoa có lông mịn.
  • Lan Hoàng thảo thủy tiên (Dendrobium palpebrae) còn được gọi là Kiều trắng. Hoa xếp thưa thành cụm dài trên 20cm buông xuống. Hoa màu trắng, cánh môi gần vuông, họng có màu vàng đậm và mép hoa có lông.
  • Lan Hoàng thảo thất điểm hồng (Dendrobium draconis). Loài này có hoa lớn màu trắng, cánh môi có sọc màu đỏ cam. Hoa lan hoàn thảo thất điểm hồng có mùi thơm.

Một số loài khác cũng đang chú ý gồm: Hoàng thảo hỏa hoàng (D. bellatulum), Hoàng thảo xương rồng (D. carniferum), Hoàng thảo tam giác (D. trigonopus).

Các nhóm khác

Ngoài hai nhóm chính trên, phong lan đa thân còn có các nhớm khác. Nhưng thường hoa nhỏ, thân xấu và có thể khó trồng nên ít phổ biến hơn. Một số loài đẹp cần tìm hiểu như:

Hoàng thảo môi tua (D. brymerianum). Có củ giả màu vành phình ở gốc và đình thuôn nhỏ. Hoa cụm ngắn, màu vàng tươi sặc sỡ, cánh môi có lông tua dài. Phân bố ở Lai Châu, Lào Cai.Hoàng thảo báo hỷ (Dendrobium secundum). Củ giả mập, hơi thuôn ở giữa, có khía rãnh và lá mềm. Hoa nhỏ xếp sát nhau về một phía, có màu hồng pha tím. Cụm hoa cứng và mọc nghiêng ở đỉnh. Loài lan này được phân bố ở miền Nam nước ta những cũng khá dễ trồng ở miền Bắc.Hoàng thảo Tuấn Anh (D. trantuanni). Có củ giả dẹt, mập, ngắn, rãnh nông và gốc thuôn nhỏ. Hoa lan Hoàng thảo Tuấn Anh màu trắng hồng, họng màu nâu đậm, mọc đều nhau, đặc biệt là rất bền.

Trên đây là các loại lan rừng quý hiếm và thường gặp. Bạn đọc có thể tham khảo biết thêm được những thông tin hữu ích hoặc lựa chọn loại lan phù hợp cho mình nhé!

Thu Trang
Nguồn Sưu tầm
Bạn đang đọc bài viết "Các loại lan rừng quý hiếm và thường gặp" tại chuyên mục Các loài hoa. Cảm ơn bạn đã tìm hiểu những thông tin tham khảo về: Tin tức hoạt động của Công ty Cổ phần Truyền thông Pháp luật và Thời đại và sản phẩm dịch vụ do Công ty phối hợp với đối tác, khách hàng giới thiệu và trên Website http://phapluatvathoidai.vn/ theo ĐKKD số 0108933403 ngày 04/03/2020 của Sở KH&ĐT Hà Nôi và Quy định tại Khoản 3, Điều 20, Nghị định số 72/2013/NĐ - CP ngày 15/07/2013 của Chính phủ.